Tin tức

Kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh khóa VII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Thứ tư, 22/07/2020 - 17:24

Chiều ngày 22/7, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh khoá VII, nhiệm kỳ 2016 – 2021, các đại biểu đã tiến hành thảo luận tổ, đóng góp nhiều ý kiến ở nhiều lĩnh vực trên cơ sở các báo cáo, tờ trình, đề án, dự thảo Nghị quyết trình tại kỳ họp. Đa số các đại biểu nhất trí với nội dung các báo cáo, đề án, dự thảo Nghị quyết trình tại kỳ họp và các báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh. Bên cạnh đó vẫn có khá nhiều ý kiến góp ý, bổ sung rất thiết thực.

Các đại biểu thảo luận tại tổ 3

Trên cơ sở gợi ý các vấn đề tập trung thảo luận của chủ tọa kỳ họp và tổ trưởng điều hành thảo luận, các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích tình hình KTXH trong 6 tháng đầu năm và thống nhất với đánh giá kết quả đạt được. Dù mức tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ nhiều năm nhưng với tốc độ tăng trưởng đạt 4,17% là kết quả khá ấn tượng, phản ánh tổng thể sự nỗ lực cố gắng của tỉnh.
 
Đối với chỉ tiêu tăng trưởng 6 tháng cuối năm, hiện tại do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID -19 nên tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm không cao do vậy áp lực trong 6 tháng cuối năm rất lớn, buộc phải đạt trên 12,3%. Nhiều đại biểu cho rằng, trong điều kiện hiện nay, con số này rất khó có khả năng đạt được, đồng thời mục tiêu đưa tốc độ tăng trưởng lên 7,85% cũng kém khả thi. Chính vì vậy, trước khi có sự điều chỉnh của HĐND tỉnh thì UBND tỉnh cần xây dựng các kịch bản để tính toán phương án thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng phù hợp.
 
Để đạt được mức tăng trưởng và các chỉ tiêu đã đề ra trong năm 2020, các đại biểu chỉ rõ: Vấn đề quan trọng nhất là tháo gỡ những khó khăn trong công tác giải ngân vốn đấu tư, nhất là công tác giải phóng mặt bằng và nên đấu thầu quyền sử dụng đất thay vì giao đất cho các nhà đầu tư như hiện nay.
 
Đặc biệt, trước những thách thức trong công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trong 6 tháng cuối năm khi mà số liệu thống kê cho thấy nhiều doanh nghiệp có số nộp thuế lớn đều sụt giảm do ảnh hưởng của đại dịch COVID - 19; bên cạnh đó những chính sách của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như chính sách giảm thuế trước bạ, giảm thuế thu nhập, giảm tiền thuê đất…vv cũng tác động đến nguồn thu, giải pháp đề ra là tăng cường công tác tuyên truyền đến người nộp thuế, kết hợp với việc đôn đốc, theo dõi các dự án, tập trung thu hồi nợ đọng.
 
Một số ý kiến khác cũng kiến nghị tỉnh nên có những chính sách cụ thể để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hiện đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID -19, ví dụ như các doanh nghiệp xuất khẩu đang bị tồn đọng hàng hóa do bế tắc trong xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu. Có ý kiến cho rằng, đối với Quảng Trị, nông nghiệp được xác định là bệ đỡ của nền kinh tế, vì vậy cần có những giải pháp để giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm, đây là vấn đề căn cơ nhất để có thể nhân rộng các mô hình nông nghiệp có hiệu quả; bên cạnh đó cần triển khai nhiều chính sách để khuyến khích 19 ngành nghề theo danh mục đã được ban hành.
 
Liên quan đến một số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, một số đại biểu cho rằng hiện nay diện mạo đầu tư của tỉnh Quảng Trị vẫn chưa thực sự hiệu quả, một số dự án sau khi được cấp chủ trương đầu tư và quỹ đất thì lại trở thành dự án treo, không được thực hiện. Trước tình hình trên, các đại biểu đề nghị đối với những dự án đầu tư như vậy, UBND tỉnh cần xem xét, làm việc với nhà đầu tư để thu hồi dự án trong một khoảng thời gian nhất định, tránh làm mất lòng tin của nhân dân và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
 
Riêng đối với địa bàn thành phố Đông Hà, nhiều đại biểu không tán thành việc thực hiện 2 dự án đó là: dự án xây dựng Trường lái của công ty Mạnh Linh và dự án Khu đô thị Thương mại- Dịch vụ Nam Đông Hà trên diện tích đất của Khu sinh thái Cọ Dầu. Các đại biểu cho rằng, cần phải tính đến tình cần thiết và khả năng đóng góp của các dự án này đối với việc thúc đẩy kinh tế của thành phố, của tỉnh Quảng Trị. Bên cạnh đó, cũng phải nhìn nhận thực tế đến những tác động về môi trường của các dự án này, phải tính toán làm sau các dự án triển khai trên địa bàn thành phố vừa mang lại hiệu quả kinh tế lại vừa đảm bảo mục tiêu đưa Đông Hà trở thành một thành phố xanh; không nên đánh đổi tiêu chí tăng trưởng với việc bảo vệ môi trường. Trong quy hoạch xây dựng phải tôn trọng các yếu tố về tự nhiên, không nên quy hoạch để phân lô bán nền như những dự án quy hoạch đô thị trước đây.
 
Đối với việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, hiện tại việc giải quyết thủ tục hành chính vẫn đang khiến người dân gặp rất nhiều khó khăn. Các giấy tờ tùy thân, Giấychứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay đều chưa được điều chỉnh kịp thời khiến người dân gặp nhiều vướng mắc trong việc giải quyết thủ tục vay vốn. Do đó, các đại biểu đề nghị các cơ quan chức năng phải sớm điều chỉnh, hỗ trợ người dân thực hiện thay đổi các thông tin liên quan để thuận lợi hơn trong các giao dịch hành chính. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến việc hỗ trợ cấp đất ở, đất sản xuất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số.
 
Liên quan đến Chương trình đầu tư cơ sở kỹ thuật hạ tầng cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, các đại biểu đề nghị nên quy định rõ tỉ lệ nhất định trên tổng mức đầu tư, ngoài ra phần vượt thu từ các doanh nghiệp sản xuất lớn nên dành cho nguồn ngân sách của huyện.
 
 
                                                                                                                                                        Nhóm phóng viên Thời sự

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Lịch phát sóng truyền hình

Thăm dò ý kiến

Bạn đã từng xem kênh QRTV trên hạ tầng nào ?
Truyền hình vệ tinh DVB-S2
Truyền hình số mặt đất DVB-T2
Truyền hình cáp DVBC
Truyền hình Internet

Thông tin cần biết

Thời tiết:

17 - 24ºC

Chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông

Thông tin thời tiết các vùng trong tỉnh

Mã NT Mua tiền mặt Mua CK Bán
USD
AUD
HKD