Tin tức

Khó khăn trong việc đánh bắt hải sản ở vùng biển bãi ngang.

Thứ tư, 12/08/2020 - 09:52

Nhiều năm qua, ngư dân vùng biển bãi ngang ở Quảng Trị luôn đối mắt với những khó khăn do điều kiều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt , ngư trường hạn hẹp, nạn giã cào... đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống và quá trình đánh bắt trên biển của bà con ngư dân.

 
Người dân bãi ngang lo lắng trước nạn giã cào phá ngư lưới cụ

 Hải An là một xã biển bãi ngang của huyện Hải Lăng, với hơn 80% số hộ dân làm nghề khai thác trên biển. Nhiều năm qua, Đảng ủy, chính quyền địa phương luôn vận động và khuyến khích bà con ngư dân mua sắm ngư lưới cụ và đóng mới ghe thuyền để bám biển vươn khơi. Hiện toàn xã Hải An có gần 370 chiếc ghe thuyền, trong đó có 224 thuyền máy. Hàng năm sản lượng hải sản đánh bắt luôn đạt cao và vượt kế hoạch. Tuy nhiên, do vùng biển bãi ngang nên việc đánh bắt hải sản trên biển của bà con ngư dân vẫn còn gặp những khó khăn như: ngư trường hạn hẹp, nguồn lợi hải sản hạn chế, lại thêm nạn giã cào của các tàu đánh cá cỡ lớn từ các tỉnh phía Nam gây ảnh hưởng lớn đến ngư lưới cụ, tàu thuyền và cả tính mạng của bà con ngư dân đi biển.  Ông Nguyễn Công Tuấn, Phó chủ tịch UBND xã Hải An, huyện Hải Lăng cho biết thêm: “ Trong thời gian mùa Hè, các tàu cá lớn ở các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng...ra đánh bắt bằng hình thức giã cào nên đã phá hết ngư lưới cụ của bà con, hơn nữa tàu này vào rất gần bờ nên nguy hiểm đến tính mạng của bà con ngư dân trên ghe thuyền của xã chúng tôi...:.”.
     
 Cũng là vùng biển bãi ngang, bao đời nay bà con ngư dân xã Hải Khê, huyện Hải Lăng sống dựa vào đánh bắt trên biển. Hàng năm sản lượng hải sản đánh bắt luôn đạt trên 3.000 tấn, với đủ các loại cá mực, cua ghẹ, trong đó hải sản xuất khẩu chiến hơn 700 tấn. Bao đời người dân Hải Khê gắn với nghề đi biển, nhưng là vùng bãi ngang nên việc đánh bắt chỉ phụ thuộc vào thời tiết và cũng gặp không ít khó khăn. Đặc biệt, trong vòng 5 năm trở lại đây, ngoài ảnh hưởng sự cố môi trường biển thì vấn nạn giã cào đã làm cho nghề đánh bắt trên biển của bà con bị xáo trộn và trở thành nỗi lo thường nhật. Ông Hà Văn Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Khê, huyện Hải Lăng cho biết: “ Ngoài tình trạng giã cào, hiện ngư trường ở xã chúng tôi cũng rất hạn hẹp, lượng cá không như những năm trước nên cuộc sống bà con cũng gặp nhiều khó khăn, vì chúng tôi chỉ dựa vào nghề đánh bắt trên biển".

 
   Những chiếc ghe chèo tay đang chờ ra biển ở vùng bãi ngang

  Rời vùng biển Hải Lăng, chúng tôi đến với vùng biển huyện Gio Linh. Là địa phương có số lượng tàu thuyền lớn nhất tỉnh với 886 tàu thuyền khai thác thủy sản và dịch vụ, tổng công suất 78.914 CV, trong đó có 171 tàu xa bờ. Thời gian qua, huyện Gio Linh cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ, động viên bà con ngư dân cửa lạch huy động mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, tăng năng lực đánh bắt của tàu xa bờ; mua sắm thêm lưới nghề và các phương tiện phục vụ đánh bắt, thông tin liên lạc... Nhờ vậy, năm 2019, sản lượng thủy sản đánh bắt của huyện đã đạt hơn 14.000 tấn, vượt chỉ tiêu đề ra. Những tháng đầu năm 2020, tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngư trường ổn định, nguồn thủy hải sản phong phú nên ngư dân huyện Gio Linh đã đẩy mạnh khai thác đạt sản lượng và giá trị cao. Tuy nhiên hiện ở huyện Gio Linh vẫn đang tồn tại một số khó khăn về đánh bắt hải sản, nhất là ở các xã bãi ngang, bởi tất cả chính sách khuyến khích phát triển nghề biển, thì nhà nước đều tập trung chủ yếu ở các vùng biển cửa lạch và các xã có tàu đánh bắt xa bờ...ông Hồ Xuân Thùy, Phó Chủ tịch UBND xã Gio Hải, huyện Gio Linh cho biết thêm: “ Hiện tại người dân chúng tôi chưa có chính sách gì về hỗ trợ đánh bắt vùng biển bãi ngang. Do vậy, chúng tôi rất mong nhà nước xem xét và hỗ trợ đánh bắt cho các xã vùng biển bãi ngang nói chúng...để người dân ổn định cuộc sống và yên tâm đánh bắt trên biển...”.
     
Quảng Trị có bờ biển dài 75km, kéo dài từ xã Vĩnh Thái của huyện Vĩnh Linh và tận xã Hải Khê, thuộc huyện Hải Lăng. Trong đó, có hai cửa lạch là Cửa Tùng và Cửa Việt, còn lại phần lớn là vùng biển bãi ngang. Nhằm từng bước phát triển và nâng cao sản lượng đánh bắt hải sản trên biển, nhiều năm qua, chính phủ nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân và các địa phương vùng biển cửa lạch và các xã có tàu thuyền đánh bắt xa bờ về xây dựng hạ tầng cơ sở hậu cần nghề cá, cảng cá, ngư lưới cụ và nâng cấp tàu thuyền công suất lớn, triển khai có hiệu quả các chính sách của Chính phủ như Nghị định 67, Nghị định 17, Quyết định 48; tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ ngư dân về đào tạo, quản lý tàu cá, an toàn cho ngư dân khai thác trên biển…Trong lúc đó ở các xã vùng biển bãi ngang, bao đời nay, người dân vẫn trung thành với nghề đánh bắt gần bờ truyền thống. Họ rất ít nhận được sự quan tâm của nhà nước về chính sách hỗ trợ đánh bắt hải sản. Để bám biển và duy trì nghề đánh bắt của mình, bà con ngư dân bãi ngang phải tự vay mượn để đầu tư ngư lưới cụ, sửa chữa ghe thuyền. Trong lúc ngư trường hạn hẹp, nguồn hải sản cũng hạn chế dần, đặc biệt là hiện tượng đánh bắt theo phương thức giã cào của các tàu thuyền công suất lớn ở các tỉnh phía Nam đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc đánh bắt của bà con. Mặt khác, người dân bãi ngang chi đi biển trong những tháng mùa khô, còn thời gian mùa mưa rét họ phải ở nhà.
 
Ông Nguyễn Hoài Nam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản – Sở NN&PTNT Quảng Trị cho hay: “ Chúng tôi sẽ tham mưu với UBND tỉnh và phối hợp với các địa phương vùng biển bãi ngang xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế theo hướng đa ngành nghề để giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế. Đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng có biện pháp hạn chế và cấm tình trạng đánh bắt bằng giã cào trên vùng biển của tỉnh...”.
  
   Những  năm qua, Chính phủ và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ kích cầu và phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, đến nay, nhiều vùng bãi ngang thuộc các tỉnh miền Trung nói chung và ở tỉnh Quảng Trị nói riêng vẫn là vùng khó khăn trong phát triển kinh tế. Trong đó, việc đánh bắt thủy hải sản đang là vấn đề mà ngư dân trăn trở lo âu...Vậy để, nghề đánh bắt hải sản của vùng biển bãi ngang được duy trì và phát triển, để cuộc sống của bà con ngư dân ngày một nâng cao, thì  họ rất cần có chính sách hỗ trợ phù hợp từ tỉnh đến Trung ương.



                                                                                                                                                                 Đạo Thiện

 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Lịch phát sóng truyền hình

Thăm dò ý kiến

Bạn đã từng xem kênh QRTV trên hạ tầng nào ?
Truyền hình vệ tinh DVB-S2
Truyền hình số mặt đất DVB-T2
Truyền hình cáp DVBC
Truyền hình Internet

Thông tin cần biết

Thời tiết:

17 - 24ºC

Chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông

Thông tin thời tiết các vùng trong tỉnh

Mã NT Mua tiền mặt Mua CK Bán
USD
AUD
HKD