Tin tức

Xây dựng thương hiệu nông sản gắn với thực hiện chương trình OCOP

Thứ ba, 15/09/2020 - 08:42

Sau khi có Quyết định 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020 gọi tắt là chương trình OCOP, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch 4565/KH-UBND, xác định mục tiêu, phạm vi, đối tượng, nguyên tắc và lộ trình triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh. Đến nay chương trình OCOP thực sự đã có tác động lớn đến việc xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đặc biệt, đối với lĩnh vực nông nghiệp, việc chọn sản phẩm để thực hiện chương trình OCOP đã và đang mang lại ý nghĩa thiết thực về việc sản xuất, tiêu thụ và nhất là xây dựng thương hiệu nông sản tại các địa phương.

Kỳ 1 – Xây dựng thương hiệu OCOP từ sản xuất nông sản

Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các làng nghề, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh làm chủ thể thực hiện. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và cơ chế, chính sách để hỗ trợ thực hiện, hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu và đào tạo nguồn nhân lực.

Quy trình làm chế phẩm dinh dưỡng cho cây lúa.
 
Thời gian qua, các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện chương trình OCOP một cách đồng bộ. Sau khi được UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện chương trình, các địa phương đã tổng hợp, rà soát, hỗ trợ kinh phí để hoàn thiện các hạng mục như bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, chứng nhận VietGap... Đến nay, đã có 6/10 huyện, thị xã tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện và hoàn thành hồ sơ trình hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Có 15 sản phẩm đạt từ 50 – 69 điểm, xếp hạng sản phẩm 3 sao (miến Loan Hảo, dầu mè nguyên chất Super Green, cà gai leo An Xuân, hạt tiêu đen – HTX hồ tiêu Cùa, tinh bột nghệ nguyên chất Liên Giang...) có 4 sản phẩm đạt trên 70 điểm, xếp hạng sản phẩm 4 sao, gồm tinh bột nghệ Hùng Dung, cao chè vằng Mai Thị Thủy, cà gai leo giải độc gan An Xuân và gạo sạch Triệu Phong. Như vậy, đã có 19 sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh. Tất cả các sản phẩm sau khi công nhận được sử dụng nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao đạt được in và dán trên bao bì sản phẩm. Với hình ảnh này sẽ tạo điều kiện để sản phẩm của tỉnh Quảng Trị có chỗ đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là tạo niềm tin đối với người tiêu dùng. Kết quả này có tác động quan trọng để tỉnh Quảng Trị thúc đẩy quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm làng nghề, đặc sản vùng miền và các sản phẩm có lợi thế của địa phương. Những sản phẩm vừa được công nhận OCOP phần lớn liên quan đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp từ nguyên liệu chế biến đến thành phẩm cung ứng cho người tiêu dùng.
 
Phun chế phẩm dinh dưỡng để phòng trừ sâu bệnh cho lúa
 
HTX Nông nghiệp dịch vụ hồ tiêu Cùa hiện có 60 thành viên đang tham gia sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ. Năm 2019, sản phẩm hồ tiêu của HTX được UBND tỉnh Quảng Trị chứng nhận là sản phẩm OCOP. Để đạt tiêu chí sản phẩm OCOP thì hồ tiêu Cùa phải đảm bảo nhiều tiêu chí. Trong đó bao gồm xây dựng vùng sản xuất an toàn theo hướng hữu cơ, chế biến sản phẩm an toàn, có chỉ dẫn địa lý và sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng, sử dụng. Và một yêu cầu không thể thiếu đó là hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn, không có hóa chất độc hại.

Ông Trần Hà, Giám đốc HTX Nông nghiệp dịch vụ Hồ tiêu Cùa, huyện Cam Lộ cho biết, để đạt được các tiêu chí của sản phẩm OCOP, sản phẩm hồ tiêu của đơn vị phải đảm bảo các tiêu chí về vùng sản xuất an toàn theo hướng hữu cơ, chế biến sản phẩm an toàn, phải được thị trường công nhận, chất lượng sản phẩm đảm bảo các tiêu chí không hóa chất độc hại; hợp tác xã có trách nhiệm hướng dẫn kĩ thuật và thực hiện các bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.v.v.


Hạt hồ tiêu Cùa được chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2019

Từ hiệu quả bước đầu mang lại trong việc đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ định hướng để mở rộng diện tích hồ tiêu trong thời gian tới. Ông Lê Song Hào, Phó Chủ tịch UBND xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ cho biết, địa phương đưa vào Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội nhiệm kỳ 2020 – 2025, mỗi năm phát triển thêm 2 héc ta tiêu sản xuất an toàn, đảm bảo tiêu chí sản phẩm OCOP với 150 hộ dân tham gia phát triển sản xuất. Cùng với đó, địa phương chú trọng đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và kết nối thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản xuất cho người dân.
 
Tại huyện Triệu Phong, sản phẩm gạo sạch Triệu Phong của HTX nông sản canh tác tự nhiện Triệu Phong cũng là một trong 19 sản phẩm của tỉnh Quảng Trị được chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2019. Từ năm 2015, HTX Nông sản sạch Triệu Phong đã triển khai mô hình ứng dụng các chế phẩm vi sinh vào sản xuất lúa gạo sạch ở các xã: Triệu Tài, Triệu Trung, Triệu Trạch, Triệu Sơn, Triệu Thượng thuộc huyện Triệu Phong.
 
Ông Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc HTX nông sản canh tác tự nhiện Triệu Phong cho biết, để sản xuất ra lúa gạo sạch, bà con nông dân phải tuân thủ nguyên tắc“ba không”gồm: không sử dụng các loại phân bón hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu và không sử dụng thuốc diệt cỏ mà thay vào đó là các chế phẩm dinh dưỡng thảo mộc do chính người dân làm ra. Trong đó gồm ốc, cá tạp, vỏ trứng, rau khoai, thân cây chuối, ớt, tỏi.v.v. nông dân sản xuất ra các chế phẩm vi sinh nhằm cung cấp dinh dưỡng cho lúa thay vì sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Khi mới thực hiện mô hình này, chỉ có 70 hộ nông dân tham gia, hiện nay đã có gần 145 hộ tham gia sản xuất trên diện tích 30 héc ta. Chứng nhận sản phẩm OCOP sẽ là cơ hội tốt để gạo sạch Triệu Phong đến với thị trường trong nước và quốc tế. Thời gian tới, đơn vị tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí về môi trường và mẫu mã để sản phẩm gạo sạch vươn xa hơn đến với các thị trường thế giới.
 
Người dân chú trọng sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ không thuốc bảo vệ thực vật.
 
Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong chia sẻ, với sản phẩm gạo sản xuất thương phương pháp canh tác tự nhiên, địa phương đã thực hiện các biện pháp để đưa sản phẩm này trở thành sản phẩm chủ lực trong việc thực hiện chương trình OCOP. Và để mở rộng thị trường, chính quyền địa phương có trách nhiệm kết nối, tiêu thụ sản phẩm ra xa hơn bằng cách quảng bá cũng như vận động người dân kết nối thị trường. Đây chính là một trong những điều kiện quan trọng để đưa sản phẩm OCOP này trở thành sản phẩm chủ lực của địa phương, mở rộng diện tích và nâng cao thu nhập cho người dân.

Chương trình OCOP là nội dung trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới Quảng Trị giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến 2030. Thực hiện chương trình OCOP, tỉnh Quảng Trị kỳ vọng sẽ mang lại nhiều thay đổi trong tái cơ cấu nghành nông nghiệp, đồng thời nâng cao thương hiệu giá trị các sản phẩm đặc thù của địa phương và không ngừng nâng cao thu nhập cho người dân. Xây dựng thương hiệu chính là việc nâng cao giá trị sản phẩm, đảm bảo chất lượng sạch, an toàn và tạo được lòng tin với người tiêu dùng. Và để quảng bá sản phẩm, ngoài vấn đề tự thân của mỗi đơn vị sản xuất thì điều cốt lõi vẫn là sự kết nối giữa các đơn vị doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm và sự vào cuộc của ngành chức năng. Mời quý bạn đọc tiếp tục đến với vấn đề này trong kỳ sau với chủ đề “Quảng bá thương hiệu OCOP để mở rộng thị trường”.


Nguyên Bảo 


 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Lịch phát sóng truyền hình

Thăm dò ý kiến

Bạn đã từng xem kênh QRTV trên hạ tầng nào ?
Truyền hình vệ tinh DVB-S2
Truyền hình số mặt đất DVB-T2
Truyền hình cáp DVBC
Truyền hình Internet

Thông tin cần biết

Thời tiết:

17 - 24ºC

Chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông

Thông tin thời tiết các vùng trong tỉnh

Mã NT Mua tiền mặt Mua CK Bán
USD
AUD
HKD