Tin tức

Bảo vệ đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên ở Quảng Trị

Thứ hai, 28/09/2020 - 11:26

Công tác bảo vệ đa dạng sinh học tại Quảng Trị những năm qua đã đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt tại 2 Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông và Bắc Hướng Hóa đã góp phần bảo tồn tài nguyên rừng tự nhiên, bảo tồn các quần thể, các loài động thực vật quý hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Động vật quý hiếm đang được bảo tồn tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa
 
Được biết đến là khu vực có tính đa dạng sinh học cao với địa hình đặc trưng là vùng thấp nhất của dãy Trường Sơn, Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa là Khu bảo tồn duy nhất nằm về phía Tây của dãy Trường Sơn có tài nguyên động thực vật rất đa dạng phong phú nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Đặc biệt, hệ sinh thái tại Khu bảo tồn trải dài từ độ cao 150 đến 1.700 mét so với mặt nước biển nên có nhiều loài động thực vật đặc hữu được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm.

Về việc nghiên cứu tiềm năng đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, ông Nguyễn Tân Hiếu, Phó Phòng Khoa học kỹ thuật và Hợp tác quốc tế Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa cho biết: Hiện khu bảo tồn có 283 loài thực vật, trong đó 59 loài thực vật quý hiếm; 1 số loài đặc hữu như 109 loài thú, 207 loài chim, 81 loài bò sát ếch nhái, 33 loài cá. Vì vậy, không chỉ bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, các cán bộ và nhân viên Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa còn triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng lâu dài và bền vững. Đặc biệt, phối hợp với đoàn Trung tâm Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội điều tra về các loại động, thực vật trong phạm vi khu bảo tồn quản lý. Đồng thời, xây dựng các mô hình trồng cây sa nhân dưới tán rừng, lập ô theo dõi tăng trưởng rừng tự nhiên, điều tra thực vật bậc cao dưới 800 mét, sưu tầm, chăm sóc và nghiên cứu và nhân giống một số loài phong lan quý hiếm có trong sách đỏ…đã được thực hiện và có kết quả bước đầu.

Tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông với nhiều thác nước đẹp, hệ thống hang động núi đá vôi, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng trồng... Vì thế, theo ông Trương Quang Trung, Phó Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông thì công tác bảo tồn ở đây gắn liền với 7 nhiệm vụ mà trọng tâm là công tác bảo vệ rừng.

Nhờ xác định bảo tồn đa dạng sinh học có vai trò quan trọng cho phát triển bền vững nên tỉnh Quảng Trị đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện các giải pháp mang tính chiến lược nhằm bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn. Với sự nỗ lực của các ngành chức năng, đến nay công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Quảng Trị đã thu được một số kết quả nhất định. Theo kết quả điều tra đa dạng sinh học bước đầu đã ghi nhận trên địa bàn toàn tỉnh có 1.813 loài thực vật, trong đó có 24 loài thực vật nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Khu hệ động vật đã ghi nhận 89 loài thú, 260 loài chim, 147 loài lưỡng cư, bò sát, 72 loài cá nước ngọt.

Kết quả bảo tồn đa dạng sinh học có sự đóng góp tích cực quan trọng của ngành Kiểm lâm Quảng Trị và người dân nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng người dân sống gần rừng... trong các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

Như vậy, việc bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên là phục vụ phát triển kinh tế-môi trường, an ninh sinh thái, an sinh xã hội và cũng chính là bảo vệ cuộc sống của cả cộng đồng. Do đó, công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Quảng Trị đang nhận được sự hưởng ứng, tham gia có trách nhiệm của cả cộng đồng.
 

Linh Xuân

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Lịch phát sóng truyền hình

Thăm dò ý kiến

Bạn đã từng xem kênh QRTV trên hạ tầng nào ?
Truyền hình vệ tinh DVB-S2
Truyền hình số mặt đất DVB-T2
Truyền hình cáp DVBC
Truyền hình Internet

Thông tin cần biết

Thời tiết:

17 - 24ºC

Chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông

Thông tin thời tiết các vùng trong tỉnh

Mã NT Mua tiền mặt Mua CK Bán
USD
AUD
HKD