Tin tức

Chính sách đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp

Thứ sáu, 29/01/2021 - 10:35

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp được triển khai từ năm 2009, đến nay, chính sách này đã thực hiện tốt vai trò là “điểm tựa” cho người thất nghiệp, là giá đỡ cho người lao động. Và trong bối cảnh xảy ra khủng hoảng như đại dịch Covid-19 ở Việt Nam thời gian qua, khi nhiều lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm, chính sách BH thất nghiệp đã đóng vai trò quan trọng khi hỗ trợ người lao động có nguồn kinh phí để phục vụ cuộc sống trong thời gian chờ đợi tìm việc cũng như được hỗ trợ học nghề miễn phí, tư vấn giới thiệu việc làm. Một trong những quyền lợi mang lại hiệu quả từ chính sách này là hỗ trợ người lao động học nghề. Phóng viên Nguyên Bảo đã có cuộc trao đổi với bà Dương Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh về nội dung này.

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Trị khai giảng dạy nghề kỹ thuật chế biến món ăn cho người lao động.

Phóng viên: Thưa bà, bà đánh giá như thế nào về chính sách hỗ trợ người lao động thất nghiệp học nghề tại tỉnh Quảng Trị thời gian qua?

Bà Dương Thị Hải Yến: Hỗ trợ học nghề cho người lao động thất nghiệp là một trong bốn chế độ của chính sách BHTN. Đây là chế độ thiết thực nhằm trang bị cho người lao động một nghề mới hoặc nâng cao tay nghề để gia tăng cơ hội việc làm, tiếp tục tham gia vào thị trường lao động, ổn định cuộc sống của bản thân, gia đình và đảm bảo an sinh xã hội.

Với ý nghĩa thiết thực đó, thời gian qua, Sở LĐTB&CH tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn triển khai công tác tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu, tuyển sinh, tổ chức đào tạo, cấp kinh phí hỗ trợ học nghề cho người lao động thất nghiệp. Trong 10 năm thực hiện, đã có gàn 1.000 lao động được hõ trợ học nghề như lái xe ô tô, lái máy xúc, máy đào, chế biến món ăn, nghiệp vụ kế toán, pha chế đồ uống, kỹ thuật làm bánh.v.v. Số người lao động được hỗ trợ học nghề tăng theo từng năm. Với tổng số tiền hỗ trợ gần 2 tỷ đồng.

Nhìn chung, các đơn vị thực hiện công tác hỗ trợ học nghề đã thực hiện đúng chủ trương, chính sách, pháp luật về BHTN. Sự phối hợp giữa các đơn vị có tính chặt chẽ, logic, đảm bảo giải quyết đúng quyền lợi cho người lao động. Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề liên tục được đổi mới nhằm thu hút người lao động tham gia học nghề. Người lao động thất nghiệp có ý thức chấp hành pháp luật về BHTN cũng như các quy định về học nghể, chấp hành tốt các nội quy của cơ sở đào tạo.

Tuy nhiên, công tác hỗ trợ học nghề vẫn còn một số hạn chế nhất định như: cơ sở đào tạo trên địa bàn còn ít, chưa đa dạng nghề để người lao động có thể lựa chọn tham gia. Tâm lí của một bộ phận người lao động ít quan tâm đến việc học nghề mà chỉ mong chờ nhận khoản tiền trợ cấp thất nghiệp.

Năm 2020, tình hình dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp, mọi hoạt động đào tạo nghề trên cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Quảng Trị nói riêng phải tạm dừng hoạt động, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo nghề.


 
Đào tạo nghề pha chế đồ uống cho người lao động.

Phóng viên: Trên thực tế, thực hiện chính sách BHTN, việc hỗ trợ học đã được tỉnh Quảng Trị chú trọng như thế nào, đặc biệt thời điểm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh  Covid-19?

Bà Dương Thị Hải Yến: Mục tiêu của chính sách BHTN là hỗ trợ người lao động tìm được việc làm mới, hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế  hoặc  tham gia trợ lại thị trường lao động một cách  nhanh nhất. Do đó, hàng năm Sở LĐTBXH luôn chỉ đạo sâu sát tình hình giải quyết việc làm, hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, phấn đấu hàng năm tỷ lệ lao động được giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề đạt 10% trong tổng số người lao động có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở LĐTBXH đã chỉ đạo quyết liệt trong công tác tư vấn, tiếp nhận, đảm bảo an toàn sức khỏe người lao động đồng thời vẫn giải quyết kịp thời chế độ BHTN. Mặc dù thực hiện 2 đợt giãn cách xã hội, nhưng Trung tâm DVVL – đơn vị trực tiếp thực hiện chính sách vẫn tích cực tư vấn, tuyển sinh để sau đợt giãn cách, người lao động có thể tham gia học tập, tạo cơ hội cho người lao động có kĩ năng nghề để tìm kiếm việc làm, quay trở lại thị trường lao động. Trong năm 2020, số người lao động được hỗ trợ học nghề là 129 người, số tiền chi trả: 313 triệu đồng; tỷ lệ lao động  được giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề đạt 10,7%.

Phóng viên: Vâng, vậy giải pháp nào quan trọng nhất nằm đảm bảo tính hài hòa trong việc sử dụng nguồn quỹ BHTN kết dư phục vụ cho hỗ trợ học nghề thời gian tới?

Bà Dương Thị Hải Yến: Trong thời gian tới, Sở LĐTBXH tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện phối hợp triển khai, tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHTN, trong đó chú trọng tuyên truyền về hỗ trợ học nghề cho người lao động.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý đối tượng thụ hưởng, tránh tình trạng trục lợi BHTN.

Chỉ đạo các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tổ chức tốt công tác đào tạo cũng như phối hợp giải quyết chi trả kinh phí đào tạo nghề cho người lao động đúng quy định.

Phóng viên: Vâng, xin cảm ơn bà!


Nguyên Bảo

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Lịch phát sóng truyền hình

Thăm dò ý kiến

Bạn đã từng xem kênh QRTV trên hạ tầng nào ?
Truyền hình vệ tinh DVB-S2
Truyền hình số mặt đất DVB-T2
Truyền hình cáp DVBC
Truyền hình Internet

Thông tin cần biết

Thời tiết:

17 - 24ºC

Chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông

Thông tin thời tiết các vùng trong tỉnh

Mã NT Mua tiền mặt Mua CK Bán
USD
AUD
HKD