Tin tức

Dấu ấn 10 năm xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

Thứ hai, 14/10/2019 - 09:04

10 năm về trước, Quảng Trị là địa phương có kết cấu hạ tầng nông thôn còn nhiều yếu kém và thiếu đồng bộ, tình hình phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế, đời sống nhân dân còn thấp. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cùng với tập trung chỉ đạo sớm hoàn thành công tăc quy hoạch, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các nghị quyết, đề án, chương trình, kế hoạch về chủ trương, cơ chế, chính sách và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, với quyết tâm chính trị rất cao. Các cấp, các ngành đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận tham gia thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua với nhiều cách làm hay, sáng tạo, thiết thực, thu về thành quả xứng đáng, hoàn thành kế hoạch đề ra trước 1 năm.

 
Lãnh đạo tỉnh thăm gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp của nông dân

Chúng tôi thật ngỡ ngàng khi về với nhiều miền quê, ở đâu cũng thấy sự đổi thay rõ rệt. Ở huyện Cam Lộ, trong ngút ngàn màu xanh của hoa trái là những xóm làng nông thôn mới, ở đó, những hộ gia đình, những khu dân cư đang được thụ hưởng trong những miền quê đáng sống. Ông Đào Mạnh Hùng, Bí thư Huyện ủy Cam Lộ không giấu được niềm phấn khởi nói với chúng tôi rằng: Cho đến nay huyện có 8/8 xã đạt chuẩn và đang đề nghị Trung ương công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Thành quả ấy được khởi phát từ một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước mà khi triển khai đã nhận được sự hân hoan, đồng thuận của người dân. Đặc biệt, chúng tôi không chỉ ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp mà còn lồng ghép nhiều chương trình, dự án để sớm hoàn thành các tiêu chí. Trong đó đã tạo ra sự đột phá trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, năm 2011 thu nhập bình quân đầu người là 14,4 triệu nay tăng lên 42,5 triệu, tỷ lệ hộ hộ nghèo từ 10,4% nay giảm còn 3,2%.
 
 
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính kiểm tra mô hình dưa lưới

Năm 2010, tại tỉnh Quảng Trị có 117 xã ở 8 huyện, thị xã tham gia xây dựng nông thôn mới, lúc ấy bình quân 1 xã mới đạt 3,6 tiêu chí. Xác định đây là một chủ trương đúng đắn, có tính nhân văn sâu sắc nên các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận đã có sự quyết tâm cao trong chỉ đạo điều hành, đẩy mạnh công tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, sinh động, nội dung thiết thực, đã tạo chuyển biến về nhận thức và hành động, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư nhà nước, khơi dậy sự tích cực chủ động, sáng tạo của cộng đồng dân cư, tạo động lực to lớn thúc đẩy phong trào ngày càng lan tỏa và đi vào chiều sâu. Do vậy, người dân đã phát huy vai trò chủ thể, không chỉ tham gia hiến đất, hiến cây, hiến kế, đóng góp tiền mặt, công lao động và hiện vật mà còn tự giác chỉnh trang nhà ở, cải tạo vườn tạp, giữ gìn vệ sinh môi trường, tham gia bảo hiểm y tế, chủ động phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Đặc biệt, toàn tỉnh đã huy động được 65.630 tỷ đồng, ưu tiên tập trung xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, nhờ vậy bộ mặt các làng quê, thôn bản đã có thêm nhiều thay đổi, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đảm bảo chuẩn theo quy định, phục vụ thiết thực hơn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Sau khi các công trình được đầu tư, đưa vào sử dụng, cùng với làm tốt công tác duy tu, bảo dưỡng, các tổ chức đoàn thể đã đảm nhận các công trình, phần việc cụ thể, vận động hội viên, đoàn viên và người dân đóng góp kinh phí và ngày công thực hiện chương trình thắp sáng đường quê, lắp đặt pa nô, áp phích cổ động trực quan, xây dựng các con đường hoa, cây cảnh, cây xanh, hình thành các tuyến đường xanh sạch đẹp, thường xuyên ra quân tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu dân cư, nhân rộng mô hình gia đình 5 không 3 sạch, thực hiện tốt phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Đặc biệt, từ năm 2018, toàn tỉnh có 8 xã đăng ký xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu gồm Vĩnh Thủy, Vĩnh Kim, Cam Chính, Cam Hiếu, Hải Thượng, Tân Hợp, Gio Sơn và Triệu Đại. Được sự hỗ trợ của tỉnh và huyện, các xã đã tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt và tùy theo đặc điểm, tình hình của từng nơi đã có những cách làm hay, sáng tạo, thực hiện có hiệu quả Bộ tiêu chí của UBND tỉnh ban hành. Do đó, không chỉ kết cấu hạ tầng nông thôn hiện đại, cảnh quan ngày càng sạch đẹp và văn minh mà đã hình thành các khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu, chất lượng cuộc sống của từng hộ gia đình ngày càng  cao hơn, 3 xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Kim, Cam Chính đã được công nhận đạt chuẩn trong năm 2019, 5 xã còn lại phấn đấu đạt chuẩn vào năm 2020.
 
Cây chanh leo tại xã Tân Liên, Hướng Hóa

Ông Phan Ngọc Nghĩa, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh cho biết: Là 1 trong 3 xã đầu tiên của tỉnh Quảng Trị đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2014 nhưng chúng tôi không thỏa mãn, dừng lại mà tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí theo hướng bền vững. Trong đó, chú trọng đến tiêu chí thu nhập bởi khi người dân có của ăn của để mới có điều kiện đóng góp công sức và tiền của. Nhờ tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, phát triển, mở mang các loại ngành nghề, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nên đến nay thu nhập bình quân đầu người tăng lên 41,2 triệu đồng.
 
Cánh đồng lúa hữu cơ tại huyện Hải lăng

Không chỉ Vĩnh Thủy, ở tất cả các xã đều quan tâm đến phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Ông Hồ Xuân Hòe, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Ngành đã tích cực chỉ đạo triển khai các nhóm giải pháp để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Tỉnh ủy về tái cơ cấu nông nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng như hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực. Cho đến nay, trên địa bàn đã thay đổi hình thức sản xuất, chuyển từ nhỏ lè sang quy mô lớn, hình thành những vùng chuyên canh, tạo ra sản phẩm hàng hóa. Bên cạnh đó, đã thu hút được nhiều dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo hướng liên doanh liên kết, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao chuỗi giá trị, một số tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhiều mô hình mang lại giá trị kinh tế cao, sản phẩm có chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp bình quân giai đoạn 2011-2015 là 3,7%, giai đoạn 2016-2018 là 3,83%. Sản lượng lương thực có hạt bình quân giai đoạn 2016-2018 là 27,4 vạn tấn, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI 2,4 vạn tấn, trong đó, năm 2018 đạt 28,9 vạn tấn, đạt cao nhất từ trước đến nay.

 
Đồng bào Vân Kiều ở bản Chùa, Cam Tuyền trồng dứa

Có thể nói, sau 10 năm xây dựng nông thôn mới, ở 117 xã cơ bản đã có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phù hợp, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với xây dựng đô thị văn minh, xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc,  môi trường sinh thái được bảo vệ, quốc phòng và an ninh được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng lên đáng kể,  đến cuối năm 2018 tăng 2,5 lần so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm còn 12,03%. Đặc biệt, các tầng lớp nhân dân đồng thuận và tích cực hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, đoàn kết, tương thân, tương ái, thắt chặt hơn tình làng, nghĩa xóm, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, trong phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc. Tuy nhiên, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vẫn còn có sự chênh lệch khá lớn về kết quả đạt được giữa các vùng miền, nhất là ở 2 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa còn nhiều khó khăn. Trước thực trạng đó, tỉnh đã chỉ đạo tập trung hỗ trợ, phấn đấu đến năm 2020 không còn xã miền núi dưới 8 tiêu chí, từ 40 đến 50% thôn, bản được công nhận thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới. Đặc biệt, từ đầu năm 2019, Tỉnh ủy đã có chủ trương thực hiện “Ngày thứ 7 vì nông thôn mới“, thành lập 8 tổ công tác do các đồng chí trong Ban Thường vụ làm Trưởng đoàn hàng tuần về với cơ sở, nhất là những nơi đạt tiêu chí còn thấp, nắm bắt tình hình thực tế ở địa phương, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân để đôn đốc, chỉ đạo tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn. Bên cạnh đó, kiểm tra, giám sát việc triển khai các cơ chế, chính sách, quản lý, điều hành, thực hiện quy chế dân chủ, huy động sức dân, đánh giá sự hài lòng của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đó, tập trung chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các xã xây dựng nông thôn mới, phấn đấu năm 2020 có từ 6 đến 8 xã đạt chuẩn, nâng tổng số xã đạt chuẩn từ 68 đến 70 xã, có 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, không còn huyện trắng xã đạt chuẩn, không còn xã đồng bằng dưới 16 tiêu chí và không còn xã miền núi dưới 8 tiêu chí.
 
Bê tông hoa giao thông nông thôn ở xã Triệu Đông

Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh: Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh Quảng Trị đã đạt được những thành tựu quan trọng trong 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, có nhiều tập thể và cá nhân điển hình. Đặc biệt người dân đồng thuận có nhiều việc làm thiết thực, thể hiện sự cống hiến cho cộng đồng, cán bộ, đảng viên gương mẫu, có nhiều đóng góp, làm cho xã mình, thôn mình có nhà đẹp, vườn đẹp, an ninh trật tự bảo đảm, đời sống nhân dân được nâng cao. Song, xây dựng nông thôn mới là chương trình tổng thể, xuyên suốt, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, do vậy, đề nghị các huyện, thị xã cần chủ động rà soát, đề xuất các mục tiêu cụ thể về xây dựng nông thôn mới để đưa vào nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ tới, tiếp tục đổi mới, sáng tạo để phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực để hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn gắn với phát triển đô thị, đảm bảo đúng quy hoạch. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu tiên phát triển sản xuất, tạo sự đột phá trong tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững. Cùng với đó giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội, huy động sự tham gia của toàn xã hội bảo vệ môi trường, chỉnh trang nông thôn, làm cho cảnh quan thôn xóm ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp.
 
Nhân dân Đakrông hiến đất làm đường giao thông

Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một mốc thời gian để chúng ta cùng nhìn lại một cuộc hành trình của cả hệ thống chính trị, với sự tham gia của hàng vạn nông dân và sự đồng hành của nhiều cơ quan, tổ chức để kiến thiết nên diện mạo những làng quê trù phú, văn minh hiện đại. Phía trước vẫn còn nhiều khó khăn nhưng chúng ta tin rằng, khi ý Đảng và lòng dân đồng thuận, đặc biệt, khi tiến trình tiến tới mục tiêu trở thành quyết tâm chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp thì chúng ta sẽ tiếp tục thu được nhiều thành quả hơn nữa.
 

Bá Thuần.

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Lịch phát sóng truyền hình

Thăm dò ý kiến

Bạn đã từng xem kênh QRTV trên hạ tầng nào ?
Truyền hình vệ tinh DVB-S2
Truyền hình số mặt đất DVB-T2
Truyền hình cáp DVBC
Truyền hình Internet

Thông tin cần biết

Thời tiết:

17 - 24ºC

Chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông

Thông tin thời tiết các vùng trong tỉnh

Mã NT Mua tiền mặt Mua CK Bán
USD
AUD
HKD