Tin tức

Quảng Trị phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững

Thứ tư, 30/10/2019 - 08:17

Cùng với cả nước, trong 10 năm qua, tỉnh Quảng Trị đã triển khai các nhóm giải pháp một cách quyết liệt và đồng bộ nên chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt những kết quả quan trọng. Trong đó, nét nổi bật nhất là trong quá trình thực hiện chương trình này đã gắn với đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp đã làm cho đời sống của người dân từng bước được nâng lên.

Canh tác lạc theo hương nông nghiệp thông minh ở Gio Mỹ

Ông Ngô Quang Chiến, Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ cho hay: Trên cơ sở khảo sát, đánh giá về đất đai, khí hậu của từng vùng miền, từ năm 2010 đến nay huyện Cam Lộ tập trung chỉ đạo chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế nông nghiệp theo chiều sâu bằng việc thúc đẩy các mối liên kết nông dân, HTX và doanh nghiệp để vận hành có hiệu quả chuỗi giá trị sản xuất. Theo đó đã ban hành và triển khai các nhóm giải pháp để thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết chuyên đề về phục hồi và trồng mới hồ tiêu, chăm sóc và phát triển cây cao su, nâng cao hiệu quả kinh tế vùng lạc, xây dựng cánh đồng lớn, trồng các loại cây dược liệu, cải tạo đàn bò. Nổi bật nhất đó là hình thành các vùng chuyên canh, tổ chức sản xuất có quy mô lớn, theo hướng hàng hóa, xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra sản phẩm có chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời, chú trọng xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại. kết nối cung cầu, mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Nhờ vậy, nếu như năm 2010 thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 14,4 triệu đồng thì đến cuối năm 2018 tăng lên 42,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo từ 10,4% giảm xuống còn 3,2%.
 
 
 
Gieo ươm giống cấy lâm nghiệp trong nhà lưới

Không chỉ ở Cam Lộ, tùy theo đặc điểm của từng nơi, trong 10 năm qua, khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, các địa phương trong tỉnh Quảng Trị đều thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Ở huyện Hải Lăng, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp 5,19%, giá trị sản xuất bình quân 1 ha dự kiến năm 2019 đạt 108,8 triệu đồng và thu nhập bình quân đàu người đạt 51,9 triệu đồng. Có được những con số ấy, theo ông Phạm Ngọc Minh, Bí thư huyện ủy điều quan trọng là huyện đã chỉ đạo làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, tích tục ruộng đất, hình thành các tổ hợp tác, xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, vừa tăng năng suất vừa tạo ra sản phẩm có chất lượng, an toàn. Bên cạnh đó đã từng bước khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của vùng gò đồi, vùng cát, phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại và nâng cao năng lực đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản.
 
Nuôi gà thả vườn ở Cam Lộ

Ngoài sự nỗ lực của các địa phương, các cấp, các ngành đã vào cuộc hỗ trợ, tiếp sức cho việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Trong đó, ngành nông nghiệp đã tranh thủ các nguồn lực, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ cho sản xuất và các công trình phòng chống thiên tai. Đồng thời, chủ động tham mưu cho tỉnh ban hành các Nghị quyết, đề án, cơ chế, chính sách phát triển các loại cây trồng, con nuôi chủ lực, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao chuỗi giá trị, củng cố và hỗ trợ kinh tế hợp tác, xây dựng chương trình mỗi xã 1 sản phẩm.
 
Ông Hồ Xuân Hòe, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh: Cùng với thực hiện các chính sách hỗ trợ, ngành đã tập trung chỉ đạo sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Do đó, tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp bình quân giai đoạn 2011-2015 là 3,7%, giai đoạn 2016-2018 là 3,83%. Đến nay, trên địa bàn có hơn 80% diện tích lúa chất lượng cao, hơn 7.000 ha cánh đồng, hơn 500 ha sản xuất theo hướng hữu cơ và hàng trăm ha canh tác tự nhiên, thân thiện với môi trường, sản lượng lương thực có hạt bình quân giai đoạn 2016-2018 là 27,4 vạn tấn, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI 2,4 vạn tấn, trong đó, năm 2018 đạt 28,9 vạn tấn, đạt cao nhất từ trước đến nay. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến cuối năm 2018 tăng 2,5 lần so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm còn 12,03%.

 
Nuôi tôm theo quy trinh VietGAP

Tuy nhiên, để khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phù hợp, hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của người dân, nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tới vẫn là tập trung phát triển “6 cây, 2 con” chủ lực theo hướng bền vững, thông qua xây dựng thương hiệu, ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất, nhằm tạo ra sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, tích cực kêu gọi và thực hiện các chính sách ưu đãi, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh và cả nước ngoài đầu tư các dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ tiên tiến. Đây là hướng đi thích hợp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và lao động, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
 


                                                                                                                                   Bá Thuần

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Lịch phát sóng truyền hình

Thăm dò ý kiến

Bạn đã từng xem kênh QRTV trên hạ tầng nào ?
Truyền hình vệ tinh DVB-S2
Truyền hình số mặt đất DVB-T2
Truyền hình cáp DVBC
Truyền hình Internet

Thông tin cần biết

Thời tiết:

17 - 24ºC

Chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông

Thông tin thời tiết các vùng trong tỉnh

Mã NT Mua tiền mặt Mua CK Bán
USD
AUD
HKD