Tin tức

Khó khăn của các hợp tác xã trong thực hiện mỗi xã một sản phẩm

Chủ nhật, 17/11/2019 - 08:45

Với diện tích đất tự nhiên gần 35 nghìn héc-ta, trong đó 28 nghìn héc-ta đất sản xuất nông nghiệp, Cam Lộ có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Ðể phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhằm quy hoạch vùng sản xuất tập trung, tạo thuận lợi cho việc áp dụng khoa học - kỹ thuật và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, các HTX cũng đã tập trung việc xây dựng nhãn mác, thương hiệu theo chương trình OCOP mỗi xã một sản phẩm nhằm phát huy thế mạnh của các địa phương. Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề này vẫn còn những khó khăn nhất định.

 
 
Sản xuất nguồn nguyên liệu để chế biến sản phẩm cao dược liệu.


Trên địa bàn huyện Cam Lộ, chương trình OCOP sẽ được triển khai ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyện, khuyến khích thực hiện chương trình ở khu vực thị trấn Cam Lộ. Đối tượng bao gồm các sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản của từng địa phương trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện lịch sử, sinh thái, nguồn gen, tri thức và công nghệ của địa phương. Trong đó, chương trình OCOP giai đoạn 2019 – 2020 của huyện Cam Lộ dự kiến lựa chọn 9 danh mục sản phẩm thực phẩm và 3 danh mục sản phẩm thảo dược.
 
Trong năm 2019, chương trình sẽ tập trung hỗ trợ nâng cấp 4 sản phẩm: hồ tiêu Cùa, cao dược liệu Định Sơn, cà gai leo An Xuân, tinh dầu lạc Từ Phong đạt sản phẩm OCOP cấp quốc gia 3-4 sao, 6 sản phẩm đạt tiêu chí sản phẩm OCOP cấp tỉnh 1-2 sao,… Ngoài ra, hằng năm huyện khuyến khích các xã, thị trấn phát hiện, lựa chọn các sản phẩm tiềm năng, đặc trưng, đặc sản của địa phương. Hỗ trợ phát triển, khôi phục các sản phẩm truyền thống, sản phẩm làng nghề, phấn đấu xây dựng thành các sản phẩm tham gia chương trình OCOP. Cùng với lãnh đạo huyện, các HTX trong thời gian qua đã tích cực xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của mình chinh phục thị trường làm cơ sở để xây dựng sản phẩm OCOP.
 
 Ông Võ Văn Trọng, Giám đốc HTX sản xuất kinh doanh cao dược liệu Định Sơn- Cam Nghĩa- Cam Lộ cho biết: “ hiện nay trên cơ sở là làng nghề truyền thống, HTX cũng đã từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nhãn mác phù hợp, tuy nhiên đối với các HTX nói chung và HTX cao dược liệu của chúng tôi vẫn gặp những khó khăn nhất định, nhất là nguồn vốn để mở rộng cơ sở sản xuất, đáp ứng các tiêu chí của một sản phẩm OPCOP”.

Thương hiệu gạo sạch Cam An- HTX Cam An- Cam Lộ cũng được chọn là một trong những sản phẩm nằm trong chương trình OCOP của huyện. Với diện tích lúa gần 100 ha, năm 2018 thực hiện mô hình sản xuất lúa sạch với sản lượng 56 tạ/ ha, điểm ưu thế là giá lúa, gạo xuất ra thị trường cao hơn giá lúa sản xuất truyền thống từ 2 đến 3 giá. Hiện nay, cán bộ của Viện Nông nghiệp khoa học Việt Nam hướng dẫn cho các HTX trên địa bàn tỉnh những thủ tục cần thiết để hoàn thiện sản phẩm gạo sạch Cam An trong chương trình OCOP.

 
 Chú trọng chất lượng sản phẩm gạo sạch để tăng giá trị cạnh tranh


Anh Lê Đức Công, Trung tâm Nghiên cứu phát triển hệ thống Nông Nghiệp - Viện Nông nghiệp Khoa học Việt Nam cũng cho rằng ‘ sau thời gian làm việc với  các đơn vị có thực hiện chương trình OPCOP thì chúng tôi thấy rằng các sản phẩm địa phương rất phong phú, có chất lượng, tuy nhiên để thực hiện theo chương trình opcop thì còn thiếu những thủ tục cần thiết về bao bì, mã vạch, tem hợp quy...do đó qua chương trình làm việc thì đã cùng các đơn vị cố gắng hoàn tất các thủ tục theo quy định”

Sản phẩm gạo sạch Cam An cũng đã được cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, xây dựng bao bì cho sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Hiện nay, sản phẩm đang có mặt tại thị trường miền Trung và miền Bắc và điều đáng phấn khởi là sản lượng của HTX đều xuất bán hết sau khi thu hoạch. Đây là một trong những hướng đi tích cực phát huy lợi thế địa phương được thành viên HTX đồng hành.

Hiện tại trên địa bàn huyện, sản phẩm cao dược liệu được đánh giá là thế mạnh của địa phương đặc biệt là vùng gò đồi ở Cam Lộ. Sản phẩm cao dược liệu ở HTX Định Sơn cũng được chọn để xây dựng sản phẩm OCOP. Từ năm 2018 đến nay, HTX cũng đã tập trung quy hoạch vùng nguyên liệu cà gai leo và chè vằng để tạo nguồn đầu vào ổn định, đảm bảo chất lượng từ quy trình sản xuất cho đến việc kiểm định chất lượng, xây dựng nhãn mác, thương hiệu.

Tuy nhiên hiện nay việc xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện vẫn gặp những khó khăn nhất định, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, vấn đề thị trường còn khó khăn để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.

Để phát triển nông nghiệp, nông thôn, những năm qua huyện ban hành nhiều nghị quyết, đề án. Ðáng chú ý là Nghị quyết số 02-NQ/HU của Huyện ủy Cam Lộ về "Nâng cao hiệu quả sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có thế mạnh của địa phương giai đoạn 2016-2020" giúp địa phương đẩy mạnh quy hoạch, dồn điền đổi thửa, cải tạo đồng ruộng; đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, thực hiện chiến lược "năm tăng" cho từng sản phẩm. Ðó là, thâm canh cao để tăng năng suất; áp dụng quy trình sản xuất an toàn để tăng chất lượng; đẩy mạnh chế biến, sơ chế để tăng giá trị sản phẩm; xây dựng thương hiệu để tăng tính cạnh tranh trên thị trường; liên kết tiêu thụ để tăng doanh số hàng hóa bán ra. Ðến nay huyện đã từng bước hình thành được vùng chuyên canh nông sản chủ lực như cây cao-su, lạc nguyên liệu, hồ tiêu và hơn 15 nghìn héc-ta rừng trồng, vùng sản xuất cây dược liệu như cà gai leo, chè vằng, nghệ...

Ông Phạm Viết Thanh, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cam Lộ cho biết ‘ thời gian qua, cùng với các địa phương thì các HTX đóng vai trò quan trọng trong thực hiện chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế, nhiều mô hình cây, con mới đã được áp dụng tại các HTX. Cùng với đó, các HTX cũng đã từng bước xây dựng nhãn mác, bao bì sản phẩm để đáp ứng nhu cầu xuất ra thị trường. Thời gian tới, phía huyện cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ các HTX thực hiện chương trình Opcop để nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân”.

Điểm nhấn quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện là khai thác đúng tiềm năng, lợi thế vùng gò đồi để chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, đem lại hiệu quả tích cực về kinh tế, xã hội. Ðiển hình như cây dứa diện tích toàn huyện trồng 82,7 ha, năng suất 180 tạ/ha, doanh thu 112 triệu đồng/ha, hiệu quả kinh tế cao hơn hai đến ba lần so với các cây trồng truyền thống; cây cà gai leo năng suất khô đạt từ 20 đến 24 tạ/ha/năm, thu nhập tương đương 160 đến 190 triệu đồng, lãi 100 đến 130 triệu đồng… Cùng với sự nỗ lực của các HTX trong việc xây dựng chuổi giá trị sản phẩm theo quy trình  ứng dụng khoa học kỹ thuật. Nhờ vậy, đời sống của người dân Cam Lộ không ngừng được nâng cao: năm 2015 thu nhập bình quân đầu người đạt gần 28 triệu đồng; đến cuối năm 2018 đạt gần 38 triệu đồng. Với những kết quả đạt được, các HTX cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng huyện Cam Lộ đã trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Trị đạt chuẩn nông thôn mới.



                                                                                                                                    Minh Hiển

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Lịch phát sóng truyền hình

Thăm dò ý kiến

Bạn đã từng xem kênh QRTV trên hạ tầng nào ?
Truyền hình vệ tinh DVB-S2
Truyền hình số mặt đất DVB-T2
Truyền hình cáp DVBC
Truyền hình Internet

Thông tin cần biết

Thời tiết:

17 - 24ºC

Chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông

Thông tin thời tiết các vùng trong tỉnh

Mã NT Mua tiền mặt Mua CK Bán
USD
AUD
HKD