Tin tức

Khả năng Triều Tiên đề xuất nối lại đàm phán 6 bên vào năm 2020

Thứ ba, 10/12/2019 - 15:48

Viện nghiên cứu Viễn Đông thuộc Đại học Kyungnam ngày 10/12 cho rằng Triều Tiên có khả năng đề xuất nối lại cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân vào năm tới.

Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh Triều Tiên vừa cảnh báo sẽ từ bỏ đối thoại với Mỹ và tìm kiếm "cách thức mới", trừ khi Washington đưa ra một đề xuất mới trước khi hết năm nay để thúc đẩy đàm phán Mỹ-Triều.

Phát biểu họp báo ở thủ đô Seoul, Giáo sư Kim Dong-yub cho rằng: "Nhiều khả năng Triều Tiên sẽ tuyên bố đình chỉ cuộc đàm phán Mỹ - Triều tại cuộc họp quan trọng của Ban chấp hành trung ương đảng Lao động Triều Tiên vào cuối tháng này... Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hoàn toàn chấm dứt quan hệ của Triều Tiên với Mỹ, mà có khả năng là một cách tiếp cận có điều kiện trong một khoảng thời gian nhất định".

Cuộc đàm phán 6 bên có sự tham gia của hai miền Triều Tiên, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản khởi động vào năm 2003, song cuộc đàm phán này đã không được tổ chức kể từ năm 2008.

Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên Bán đảo Triều Tiên, do Bình Nhưỡng tiến hành thử động cơ tên lửa hồi cuối tuần, làm gia tăng lo ngại rằng Triều Tiên có khả năng tái khởi động các vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Trước đó, đảng Lao động Triều Tiên tuyên bố sẽ triệu tập cuộc họp cấp trung ương vào cuối tháng này để quyết định "các vấn đề hệ trọng", làm dấy lên đồn đoán rằng một sự thay đổi chính sách có thể sắp diễn ra, nhiều khả năng liên quan đến cuộc đàm phán hạt nhân của nước này.

Trong một diễn biến liên quan, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ kiêm chuyên gia tình báo về vũ khí hủy diệt hàng loạt, ông Vann H. Van Diepen cho rằng Triều Tiên rất có thể sẽ thử ICBM tiên tiến nhất, có khả năng vươn tới lục địa Mỹ nếu Bình Nhưỡng quyết định tiến hành phóng ICBM để phản đối các cuộc đàm phán hạt nhân bị đình trệ với Mỹ.

Theo ông Van Diepen, Triều Tiên có khả năng thử nghiệm ICBM tiên tiến nhất của mình, đó là tên lửa Hwasong-15, hay còn được gọi là KN-22. Chuyên gia này nhấn mạnh: "Các nhà phát triển và vận hành lực lượng tên lửa của Triều Tiên rất có thể tìm cách cải thiện độ tin cậy và hiệu quả hoạt động của tên lửa KN-22 và có thể cả KN-20.

Các lần phóng tiếp theo sẽ cải thiện niềm tin của Triều Tiên rằng các hệ thống này sẽ hoạt động như thiết kế và sẽ cung cấp cơ hội tìm ra điểm yếu cần sửa đổi hoặc cải tiến để xử lý các thiếu sót nào tên lửa, vốn đã được phát hiện trong các lần phóng hồi năm 2017". Theo ông Van Diepen, khả năng Triều Tiên phóng ICBM nhiên liệu rắn hặc nhiên liệu lỏng mà nước này mới phát triển là rất ít.

Lo ngại dấy lên trong những ngày gần đây về việc Triều Tiên có thể thử nghiệm ICBM từ bãi phóng vệ tinh Dongchang-ri, sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố đã tiến hành một "thử nghiệm rất quan trọng" tại bãi thử này hôm 7/12 mà không nói rõ đã thử loại vũ khí gì.

                                                                                                                    Theo Báo Tin tức 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Lịch phát sóng truyền hình

Thăm dò ý kiến

Bạn đã từng xem kênh QRTV trên hạ tầng nào ?
Truyền hình vệ tinh DVB-S2
Truyền hình số mặt đất DVB-T2
Truyền hình cáp DVBC
Truyền hình Internet

Thông tin cần biết

Thời tiết:

17 - 24ºC

Chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông

Thông tin thời tiết các vùng trong tỉnh

Mã NT Mua tiền mặt Mua CK Bán
USD
AUD
HKD