Tin tức

Hiệu quả từ dự án “Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo” ở huyện Hải Lăng

Thứ năm, 12/12/2019 - 09:04

Dự án “Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo” trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a, Chương trình 135 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 được triển khai thực hiện ở huyện Hải Lăng từ năm 2016. Đến nay, các mô hình phát triển kinh tế đã góp phần hỗ trợ các hộ nghèo thoát nghèo bền vững.


Tại xã Hải An, Hải Khê: thực hiện Tiểu dự án 3 “Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo” thuộc Dự án 1 “Chương trình 30a”. Số hộ đăng ký tham gia mô hình được phê duyệt gồm 148 hộ tham gia (Hải An 77 hộ, Hải Khê 71 hộ); trong đó, 86 hộ đăng ký mô hình chăn nuôi gà lai ri, 14 hộ đăng ký mô hình chăn nuôi bò sinh sản, 43 hộ đăn ký nuôi lợn, 04 hộ đăng ký kinh doanh và 01 hộ nuôi bồ câu.
 
 Chăn nuôi gà giúp gia đình Bà Nguyễn Thị Thủy, thôn Đông Tân An xã Hải An, Hải Lăng thoát nghèo

Gia đình vợ chồng ông Phan Văn Sưởng và bà Nguyễn Thị Thủy ở thôn Đông Tân An xã Hải An thuộc diện hộ nghèo do bị bệnh tật thường xuyên và thiếu vốn làm ăn. Năm 2018, Tiểu dự án 3 “Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo” thuộc Dự án 1 “Chương trình 30a” đã hỗ trợ con giống và thức ăn, tập huấn kiến thức để gia đình bà triển khai mô hình chăn nuôi gà. Từ nguồn thu này, gia đình ông bà có thêm điều kiện cài thiện kinh tế gia đình. Từng bước thoát nghèo.
 
Tại xã Hải Thọ, gia đình ông Phạm Bá Tý cũng thuộc diện hộ nghèo do tàn tật và thiếu vốn làm ăn kinh tế. Năm 2018, gia đình ông được hỗ trợ 14 triệu vốn giảm nghèo từ Tiểu dự án 3 “Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo” thuộc Dự án 1 “Chương trình 30a”.Từ nguồn vốn này, gia đình ông đầu tư để trồng hoa cúc, một loại cây phù hợp với đất cát và đã được nhiều hộ trong xã Hải Thọ trồng từ nhiều năm nay. Với sự chịu khó chăm sóc, vườn hoa cúc của gia đình ông được duy trì quanh năm, phục vụ cho nhu cầu lễ, chạp của bà con trong xã. Ông cho biết, mỗi năm , trừ chi phí, vườn hoa cúc cho thu nhập 30 triệu đồng.


 
 Các cán bộ xã  Hải Thọ, Hải Lăng, Quảng Trị kiểm tra mô hình trồng hoa cúc của gia đình ông Phạm Bá Tý

Là chương trình hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn, chưa có kiến thức, nguồn lực để phát triển sản xuất; đặc biệt là người nghèo, người cận nghèo có điều kiện tham gia dự án để phát triển kinh tế hộ gia đình, thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu. Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ về kiến thức chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ tiền để đầu tư không tính lãi, và sau 2 – 3 năm chỉ trả 50% số tiền được hỗ trợ ban đầu. Sau khi tham gia dự án, các hộ có điều kiện phát triển ngành nghề đã thực hiện, tạo việc làm và tăng thu nhập ổn định cho hộ gia đình. Qua quá trình thực hiện dự án, các địa phương cũng đã có cách làm phù hợp với địa phương và mang lại hiệu quả thiết thực.
         
Anh Phan Kế Quỳnh, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Hải Lăng, Quảng Trị cho biết: Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ thực hiện dự án, đảm bảo con nuôi phát triển tốt, đúng chu kỳ sinh trưởng; không để xảy ra dịch bệnh; Hỗ trợ cấp xã trong việc xây dựng kế hoạch quay vòng chu kỳ nuôi, thời gian nuôi phù hợp với điều kiện thời tiết, mùa vụ; Đôn đốc các xã, hộ gia đình tiến hành thực hiện dự án khi được UBND huyện phê duyệt (đối với các xã, hộ gia đình chưa thực hiện; Đánh giá kết quả thực hiện tại các hộ gia đình, Ban quản lý cấp xã  là những việc mà các cơ quan, Tổ quản lý cấp huyện Hải Lăng tập trung thực hiện để tiếp tục  thực hiện dự án “Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 -2020 tại 10 xã dự án trên địa bàn huyện Hải Lăng trong năm 2020 và những năm tiếp theo.
 
Qua hiệu quả của các mô hình giảm nghèo bền vững ở huyện Hải Lăng cho thấy kinh nghiệm thực hiện các dự án giảm nghèo một cách hiệu quả là cần có các giải pháp linh hoạt với tình hình thực tế để triển khai các mô hình phát triển kinh tế. Cùng với đó là công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn phải được duy trì thương xuyên. Có như vậy, các mô hình giảm nghèo bền vững mới phát huy được hiệu quả một cách tốt nhất.
 
                                                                     
                                                                                                                                            Lâm Hạnh

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Lịch phát sóng truyền hình

Thăm dò ý kiến

Bạn đã từng xem kênh QRTV trên hạ tầng nào ?
Truyền hình vệ tinh DVB-S2
Truyền hình số mặt đất DVB-T2
Truyền hình cáp DVBC
Truyền hình Internet

Thông tin cần biết

Thời tiết:

17 - 24ºC

Chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông

Thông tin thời tiết các vùng trong tỉnh

Mã NT Mua tiền mặt Mua CK Bán
USD
AUD
HKD