Tin tức

Lực lượng dân quân trực chiến xã Vĩnh Quang - Một thời chống Mỹ

Chủ nhật, 03/05/2020 - 11:35

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Vĩnh Quang, nay là thị trấn Cửa Tùng cùng quân và dân Vĩnh Linh anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương đồng thời chi viện cho Cồn Cỏ và chiến trường bắc Quảng Trị. Trong gần 10 năm của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ có nhiều thanh niên tình nguyện ở lại tuyến lửa, góp phần cùng cả nước làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước. Xin được nói về những chiến sĩ dân quân anh dũng xã Vĩnh Quang cùng quân và dân Vĩnh Linh của một thời “ra ngõ gặp anh hùng” hiến trọn tuổi thanh xuân trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương.

Ban liên lạc Hội Cựu dân quân trực chiến thị trấn Cửa Tùng gặp mặt

Hàng năm, cứ vào dịp 30.4 các chiến sĩ dân quân trực chiến xã Vĩnh Quang trước đây, nay là thị trấn Cửa Tùng gặp nhau ôn lại những kỷ niệm của một thời oanh liệt cùng nhân dân Vĩnh Linh bảo vệ giới tuyến, tiếp tế đảo Cồn Cỏ và chi viện cho chiến trường miền Nam. Họ là những người tình nguyện ở lại để chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên vùng đất giới tuyến trong những năm ác liệt nhất. Trong cuộc chiến đấu sinh tử, một mất một còn ấy có hàng chục chiến sĩ dân quân trực chiến xã Vĩnh Quang mãi mãi ra đi mà phần lớn đang ở tuổi thanh xuân...
       
Năm 1965, sau cái gọi là “sự kiện Vịnh Bắc bộ” Tổng thống Mỹ Giônxơn đưa chiến tranh leo thang ra miền Bắc Việt Nam với chiến dịch “Sấm rền”. Do nằm ở vị trí chiến lược trên giới tuyến, là tiền đồn phía Đông Vĩnh Linh, địa bàn xã Vĩnh Quang trở thành trọng điểm bị pháo hạm, máy bay địch bắn phá, ném bom ác liệt trong suốt gần 10 năm. Những người tình nguyện ở lại chiến đấu bảo vệ quê hương, bảo vệ giới tuyến, chi viện cho đảo Cồn cỏ và chiến trường Bắc Quảng Trị bắt đầu bước vào cuộc chiến lâu dài, gian khổ, ác liệt và nhiều mất mát hy sinh. Ông Lê Ký, cựu dân quân trực chiến xã Vĩnh Quang nhớ lại ngày đầu tiên bom Mỹ dội xuống vùng đất giới tuyến nói chung và xã Vĩnh Quang nói riêng.

 
Trong những năm tháng ấy dù chịu nhiều mất mát, hy sinh nhưng lực lượng dân quân trực chiến xã Vĩnh Quang cùng quân và dân Vĩnh Linh mà trực tiếp là cán bộ chiến sĩ Công an vũ trang Cửa Tùng luôn vững vàng trên chiến hào chống Mỹ. Cuộc chiến đấu chống trả chiến lược chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ trở nên ác liệt hơn bao giờ hết. Mảnh đất nhỏ này là nơi hội đủ các loại hỏa lực từ pháo hạm, pháo mặt đất mà đặc biệt là các loại máy bay ném bom rãi thảm. Cứ thế, ngày này qua ngày khác, ròng rã gần 10 năm. Trên mặt đất dường như không còn sự sống tồn tại. Ông Hoàng Văn Phú, nguyên xã đội trưởng xã Vĩnh
Quang cho biết sự đánh phá ác liệt của các loại hỏa lực địch:

 

      Biết trước sự ác liệt của cuộc chiến, thực hiện chỉ đạo của Khu ủy, xã Vĩnh Quang đã thực hiện “Quân sự hóa toàn dân, công sự hóa toàn khu vực” “đặt nhiệm vụ sản xuất, chiến đấu đặt ngang nhau và đan quyện vào nhau”. Trong suốt thời gian này, nhân đân xã Vĩnh Quang và các chiến sĩ đồn công an vũ trang Cửa Tùng huy động gần 14.000 ngày công với tinh thần khẩn trương, lặng lẽ, bí mật đào được hơn 10 địa đạo, hàng chục trăm hầm chử A và gần 100 km giao thông hào. Gần 600 ngôi nhà gổ khang trang là thành quả lao động của người dân Vĩnh Quang trong suốt 10 năm kể từ ngày kháng chiến chống Pháp thắng lợi nay được hiến dâng để làm gỗ làm địa đạo, hầm hào. Nhờ đó, hệ thống địa đạo, hầm hào Vĩnh Quang che chở cho hàng trăm người bám trụ, chiến đấu trong suốt gần 10 năm ác liệt. “Nơi hầm tối là nơi sáng nhất” - nơi làm nên sức mạnh Việt Nam từ những con người gan góc và bình dị với những chiến công trở thành huyền thoại.
      Hội Cựu dân quân trực chiến thị trấn Cửa Tùng tại điểm xuất phát của những chiếc thuyền tiếp tế đảo Cồn Cỏ

Ông Hồ Ngọc Phòng, người chiến sĩ dũng cảm, kiên cường:

 
Trong cuộc chiến đấu một mất một còn ấy không tránh khỏi những tổn thất, hy sinh, và địa đạo Xóm Cửa hay còn gọi Mộ 61 trở thành bất tử. Trong một ngày đánh phá các liệt, hơn 100 người dân của hai bờ nam bắc, trong đó có 61 người dân xã Vĩnh Quang đang tránh bom ở địa đạo này bị máy Mỹ đánh sập miệng hầm. Họ đã vĩnh viễn nằm lại nơi này. Trong số những người bị bom Mỹ sát hại có nhiều người là thân nhân của lực lượng dân quân trực chiến, vì vậy càng thôi thúc họ quyết tâm chiến đấu với quân thù.
 
 Ông Trần Văn Chơ, cựu dân quân trực chiến xã Vĩnh Quang:


Gần 10 năm, hầu như không có ngày nào vắng tiếng gào thét của máy bay và đạn bom giặc Mỹ trên bầu trời Vĩnh Quang, không một đêm nào vắng bóng tàu chiến, tàu biệt kích của giặc Mỹ ở vùng biển Cồn Cỏ, Cửa Tùng. Chúng đã dùng những thủ đoạn vô cùng tàn ác: ném bom rải thảm, tọa độ dày đặc, đánh nhiều đợt đánh vào mảnh đất này… Cùng với quân và dân Vĩnh Linh, lực lượng dân quân trực chiến xã Vĩnh Quang kiên quyết đáp trả sự tàn bạo của quân thù.
     
 Ngày ấy, chị Nguyễn Thị Ngữ thôn Hòa Lý là nữ chiến sĩ dân quân dũng cảm làm nhiệm vụ giao liên. Chị chẳng nhớ bao lần băng qua bom đạn đưa công văn hỏa tốc đến nơi an toàn. Đặc biệt, có lần chị bị mảnh bom đánh trúng đầu khi đang thực hiện nhiệm vụ. Để nguyên mảnh bom, chị vẫn chuyển công văn đến tận nơi mới xuống hầm cấp cứu. Nhiều lần chị Ngữ cùng đồng chí, đồng đội trực chiến, bắn máy bay, tham gia cứu thương, tải đạn.

Chị Nguyễn Thị Ngữ, thôn Hòa Lý:


 
Giặc Mỹ càng điên cuồng đánh phá, lực lượng dân quân trực chiến xã Vĩnh Quang càng nung nấu lòng căm thù giặc, bám đất, giữ làng, quyết tâm chiến đấu, chiến thắng quân thù. Từ năm 1965 đến năm 1972 lực lượng dân quân trực chiến xã Vĩnh Quang bắn rơi hàng chục máy bay các loại, bắn chìm và cháy một số tàu chiến Mỹ, tiêu diệt nhiều biệt kích, đồng thời tích cực chi viện cho đảo Cồn Cỏ và chiến trường bắc Quảng Trị.
 
Chiến tranh đã lùi xa, trong ngày vui đại thắng hôm nay, những cựu dân quân trực chiến Vĩnh Quang – Cửa Tùng người còn người mất. Dù tuổi đã cao, mái tóc họ đã bặc trắng nhưng mỗi lần hội ngộ, ánh mắt, nụ cười sự nồng và niềm vui dường như là vô tận. Với họ, tuổi còn thanh xuân như vẫn còn ở lại…
                                                                

                                                                                                                             Văn Cần

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Lịch phát sóng truyền hình

Thăm dò ý kiến

Bạn đã từng xem kênh QRTV trên hạ tầng nào ?
Truyền hình vệ tinh DVB-S2
Truyền hình số mặt đất DVB-T2
Truyền hình cáp DVBC
Truyền hình Internet

Thông tin cần biết

Thời tiết:

17 - 24ºC

Chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông

Thông tin thời tiết các vùng trong tỉnh

Mã NT Mua tiền mặt Mua CK Bán
USD
AUD
HKD