Tin tức

Nâng cao năng suất cây trồng bằng phương pháp xen canh

Chủ nhật, 03/05/2020 - 11:46

Nhiều năm nay, cây sắn là loại cây chủ lực giúp bà con Vân Kiều nơi miền Tây Quảng Trị thoát nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình. Để canh tác bền vững cây sắn, tránh làm đất bạc màu, những người nông dân Vân Kiều tại xã Hướng Sơn huyện Hướng Hóa đã sử dụng phương pháp trồng xen canh giữa sắn và lạc, từ đó tăng năng suất của cả 2 loại cây, mang lại thu nhập cao, phát triển kinh tế bền vững. Ghi nhận tại xã Hướng Sơn huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị.


Mô hình sắn xen lạc mang lại hiệu quả cao cho bà con nông dân tại xã Hướng Sơn (Hướng Hóa)

Trước đây gia đình Hồ Văn Sư, ở thôn Nguồn Rào, xã Hướng Sơn thuộc diện gia đình cận nghèo, kinh tế gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào tiền công anh bốc vác bên kia biên giới. Từ 2016, từ khi được tham gia nhóm xen canh sắn xen lạc, với 2ha diện tích canh tác, mỗi năm anh thu về gần 40 triệu tiền bán sắn, gần 10 triệu tiền bán lạc. Tích góp vài năm, anh đã thực hiện được ước mơ của mình – có 1 ngôi nhà mới, 1 chiếc xe máy mới để thời gian tới sẽ đưa đón con tới trường. Anh Hồ Văn Sư cho biết: “Gia đình tôi trồng sắn từ năm 2014, trước đây trồng sắn vài năm là đất bạc màu hết, năng suất giảm, không trồng được nữa. Giờ nhờ có mô hình sắn xen lạc, thu nhập cũng tăng, năng suất của cả lạc cả sắn đều tăng, gia đình tôi vừa xây xong nhà mới, mua xe mới, mừng lắm”.

Không chỉ anh Hồ Văn Sư có nhà mới để ở, xe mới đưa con đi học, mà từ nguồn thu nhập của cây sắn, cây lạc, nhiều hộ gia đình như chị Hồ Thị Ân, Hồ Văn Sít, Hồ Thị Đêu ... cuộc sống đã cải thiện hơn rất nhiều.

Với 16 thành viên nhóm sắn của thôn Nguồn Rào 1 xã Hướng Sơn huyện Hướng Hóa tác theo mô hình sắn xen lạc với tổng diện tích khoảng 10ha, liên kết bán sản phẩm trực tiếp cho các nhà máy, đại lý thu mua, thu nhập các hộ gia đình đều tăng lên trung bình từ 10 – 15 triệu trong mỗi vụ. Đặc biệt, từ mô hình này, diện tích đất được tận dụng triệt để và không còn bị bạc màu, hạn chế tình trạng xói mòn, rửa trôi độ phì của đất.

Anh Hồ Văn Xít - Nhóm trưởng Nhóm sắn Nguồn Rào, xã Hướng Sơn nói thêm: “Nhóm của tôi gồm có 16 thành viên, từ khi phát triển mô hình sắn xen canh lạc, sau mỗi vụ lạc chúng tôi đều sử dụng thân lạc để bón trực tiếp cho sắn, tăng độ phì của đất, nhờ vậy là năng suất của cả hai loại đều tăng cao. Trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục khuyến khích các thành viên trong tổ để mở rộng diện tích trồng sắn xen lạc, từ đó đảm bảo độ màu của đất.”

Là loại cây chủ lực giúp bà con Vân Kiều miền Tây Quảng Trị tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, việc duy trì và phát huy hiệu quả mô hình xen canh sắn lạc tại các xã miền núi Quảng Trị vừa có thể giúp canh tác bền vững cây sắn, vừa tăng thu nhập cho các hộ gia đình, cũng như góp phần bảo vệ tài nguyên đất, giúp quá trình canh tác bền vững hơn. 


                                                                                                                          Thế An - Hồng Quân

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Lịch phát sóng truyền hình

Thăm dò ý kiến

Bạn đã từng xem kênh QRTV trên hạ tầng nào ?
Truyền hình vệ tinh DVB-S2
Truyền hình số mặt đất DVB-T2
Truyền hình cáp DVBC
Truyền hình Internet

Thông tin cần biết

Thời tiết:

17 - 24ºC

Chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông

Thông tin thời tiết các vùng trong tỉnh

Mã NT Mua tiền mặt Mua CK Bán
USD
AUD
HKD