Với việc dự án đập thủy điện lớn nhất thế giới của Trung Quốc ở cao nguyên Tây Tạng được phê duyệt, các nước láng giềng ở hạ nguồn như Ấn Độ và Bangladesh đã bày tỏ lo ngại về các tác động môi trường.
Ngày 25/12, chính phủ Trung Quốc đã chính thức phê duyệt dự án đập thủy điện lớn nhất thế giới ở hạ lưu sông Yarlung Tsangbo thuộc Tây Tạng, con sông mà Ấn Độ gọi là sông Brahmaputra, với tổng chi phí dự kiến lên tới 137 tỉ USD. Sau khi hoàn thành, công trình thủy điện này có thể sản xuất 300 tỷ kWh điện mỗi năm, lớn gấp hơn 3 lần công suất thiết kế 88,2 tỷ kWh của đập Tam Hiệp – công trình đập thủy điện lớn nhất thế giới tới thời điểm này.
Ngay lập tức, cả Ấn Độ và Bangladesh, hai quốc gia ở hạ nguồn đã bày tỏ mối lo ngại về dự án siêu đập này của Trung Quốc. Hai nước Nam Á này cho rằng con đập sẽ làm thay đổi cơ bản dòng chảy, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và môi trường ở khu vực hạ nguồn. Bên cạnh đó, Ấn Độ lo ngại sau khi hoàn thành, con đập sẽ cho phép Trung Quốc “kiểm soát” nguồn nước, nhất là trong mùa mưa lũ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Ấn Độ.
Sông Yarlung Tsangpo chảy qua cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc, nhập vào sông Brahmaputra, chảy về phía Nam qua các bang Arunachal Pradesh và Assam của Ấn Độ và cuối cùng ra biển tại vịnh Bengal của Bangladesh. Hiện Ấn Độ cũng đang xây dựng một con đập thủy điện trên dòng sông này.
Theo VOV.VN
- Israel tấn công nhiều mục tiêu quan trọng tại Yemen
- 2025 có thể là năm bước ngoặt quyết định số phận của Ukraine
- 4 cuộc xung đột lớn làm rung chuyển thế giới năm 2024 và nỗi lo chiến tranh hạt nhân
- Quốc tế hoan nghênh Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua "Công ước Hà Nội"
- WB hỗ trợ 12 triệu USD khắc phục hậu quả động đất ở Vanuatu
Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị