Tin tức

Hiệu quả từ mô hình nuôi cá lồng trên sông

Thứ ba, 09/03/2021 - 10:38

Từ khi thay đổi lồng nuôi bằng lưới và phên tre sang lồng nhôm có dạng hình mũi thuyền, nhiều năm qua nghề nuôi cá lồng trên sông ở huyện Hải Lăng được phát triển đem lại hiệu quả thiết thực. Ngoài việc bảo đảm các loại cá phát triển tốt, mô hình lồng thuyền còn tránh được lũ lụt và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Mô hình nuôi cá bằng lồng mũi thuyền trên sông đem lại hiệu quả cao ở xã Hải Phong

Là một hộ có nghề nuôi cá lồng trên sông hàng chục năm nay ở thôn Văn Trị, xã Hải Phong, huyện Hải Lăng, nhưng do nuôi bằng lồng lưới và lồng phên tre nên hàng năm vào mùa lũ lụt các lồng nuôi của gia đình ông Lê Văn Đằng thường bị hư hỏng và bị nước lũ cuốn trôi. Năm 2010, được sự quan tâm hỗ trợ của huyện Hải Lăng và xã Hải Phong nên gia đình ông Đằng đã chuyển sang nuôi bằng mô hình lồng nhôm dạng mũi thuyền, từ mô hình lồng thuyền không những không bị lũ lụt làm hư hỏng mà số cá nuôi cũng được đảm bảo...ông Lê Văn Đằng chia sẻ: “ Nuôi cá lồng nhôm hình mũi thuyền rất tiện lợi và hiệu ích, vì lồng nhôm làm mát nguồn nước, đồng thời tránh được lũ lụt. Từ khi nuôi cá bằng lồng mũi thuyền gia đình tui rất an tâm và đặc biệt trong trận lũ lụt lịch sử cuối năm 2020 lồng nuôi của gia đình tui vẫn không bị ảnh hưởng, cá cũng không bị hao hụt..”.
    
 Tận dụng mặt nước trong sạch của các con sông Ô Giang và Ô Lâu, nhiều năm qua xã Hải Phong ( Hải Lăng) đã khuyến khích người dân đầu tư mô hình nuôi cá lồng trên sông. Với lợi ích tránh được lũ lụt và đảm bảo sự phát triển của số cá nuôi nên hơn 100 lồng nuôi cá trên sông của xã Hải Phong được người dân chuyển sang nuôi bằng lồng nhôm hình mũi thuyền ( lồng thuyền ). Cũng từ mô hình lồng nuôi kiểu mới này đã tạo cho con cá thích ứng với sự biến đổi khí hậu, đồng thời giúp người nuôi chủ động hơn trong mùa lũ lụt. Đặc biệt, trong các trận lũ lụt lịch sử cuối năm 2020 vừa qua, tất cả lồng nuôi trên sông ở xã Hải Phong vẫn được đảm bảo.
 
 Ông Nguyễn Khánh Tăng, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Phong, huyện Hải Lăng cho biết: "Qua nhiều vụ nuôi, chúng tôi nhận thấy lồng nuôi này đạt hiệu quả cao, có tính bền vững, đặc biệt là đối với cá chình, cá leo. Nó cũng phù hợp với địa hình sông ngắn, dốc và chảy xiết vào mùa mưa lũ như sông Ô Lâu, Ô Giang nên đảm bảo an toàn cao, giúp người nuôi hạn chế thấp nhất rủi ro. Hiện toàn xã đã phát triển được khoảng 100 lồng nuôi cá, trong đó lồng nuôi cá chình chiếm phần lớn, còn lại là lồng nuôi cá leo, tập trung chủ yếu ở các thôn Câu Nhi, Hà Lỗ và Văn Trị. Những hộ nuôi cá lồng trên địa bàn chủ yếu trước đây làm nghề sông nước nên đời sống khó khăn, từ khi chuyển qua nuôi cá lồng mà nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, nhiều hộ trở nên khá giả. Vì vậy, thời gian tới những hộ dân có nhu cầu chuyển đổi lồng nuôi, địa phương sẽ cố gắng tạo điều kiện hỗ trợ từ các nguồn vốn có được để giúp các hộ yên tâm nuôi trồng". Ông Tăng cho biết thêm: “ Trên cơ sở hiệu quả đem lại, hiện tại xã chúng tôi đã vận động và có chính sách hỗ trợ khuyến khích bà con nông dân chuyển toàn bộ lồng nuôi truyền thống sang lồng nhôm hình mũi thuyền, vì loại lồng này vừa chống được lũ lụt, vừa tạo cho con cá thích ứng với biến đổi khí hậu...”.
     
Nhờ mô hình lồng thuyền nên nhiều năm qua, mô hình nuôi cá lồng trên sông ở xã Hải Phong phát triển khá mạnh, trong đó hiệu quả nhất là các loại cá chình và cá leo. Với trung bình mỗi lồng nuôi khoảng 200- 300 con, có hộ gia đình thu nhập từ nuôi cá lồng mỗi năm hơn 100 triệu đồng.

Đạo Thiện 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Lịch phát sóng truyền hình

Thăm dò ý kiến

Bạn đã từng xem kênh QRTV trên hạ tầng nào ?
Truyền hình vệ tinh DVB-S2
Truyền hình số mặt đất DVB-T2
Truyền hình cáp DVBC
Truyền hình Internet

Thông tin cần biết

Thời tiết:

17 - 24ºC

Chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông

Thông tin thời tiết các vùng trong tỉnh

Mã NT Mua tiền mặt Mua CK Bán
USD
AUD
HKD