Tin tức

Nhiều đổi thay từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Thứ năm, 02/01/2020 - 10:25

Bước ra từ hoang tàn của đổ nát của chiến tranh, bằng sự nỗ lực cố gắng không ngừng của Đảng bộ, Chính quyền các cấp, sự đồng lòng chung sức của cán bộ nhân dân trong công cuộc tái thiết và phát triển. Đến nay, sau 30 năm ngày tỉnh nhà lập lại, Quảng Trị Trị đã có những bước đổi thay đáng kể trên mọi lĩnh vực.Đặc biệt sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhiều làng quê nghèo khó năm nao giờ đã trở thành làng quê đáng sống.

Nhiều làng quê đã xây dựng " Đường hoa yêu thương"

Nằm nghiêng mình bên dòng Ô Lâu lịch sử, Hải Tân là một xã thuần nông của huyện Hải Lăng, quanh năm chịu nhiều khó khăn do thiên tai lũ lụt, và thời địa không mấy thuận lợi cho sự phát triển. Tuy nhiên, bằng sự vào cuộc của Đảng bộ, chính quyền địa phương, sự đồng lòng chung sức của cán bộ và nhân dân trong chương tình mục têu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới...nên đến nay Hải Tân đã có bước đổi thay đáng kể... Để thay đổi cảnh quan nông thôn mới, từng hộ gia đình đã tự giác chỉnh trang vườn tược, sửa chữa, xây dựng mới cổng, tường rào, xây dựng nhà ở khang trang,  đường làng sạch đẹp. Hiện tại trên địa bàn xã không còn nhà ở dột nát, tạm bợ, hơn 95% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 100% cơ quan, đơn vị đạt đơn vị văn hóa, thu nhập bình quân mỗi người dân đạt 43 triệu đồng mỗi năm. Các thiết chế văn hóa được nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần cho người dân. Ông Lê Sỹ Hòa, thôn Văn Qũy, xã Hải Tân chia sẻ: “ Đổi thay rất nhiều, từ đường sá đến nhà cửa. Những năm trước, ở làng tui khi mùa mưa xống là lấy lội lắm, chừ đường bê tông đi lại rất thuận tiện. Bà con tui rất cám ơn Đảng và Nhà nước đã quan tâm...”.
     
  Là huyện thuần nông nên phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được Vĩnh Linh quan tâm hàng đầu, đồng thời xem đây là mục tiêu cốt lõi của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Do đó, huyện đã chú trọng phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp. Nhiều mô hình cây trồng, con nuôi đã mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương như: mô hình rau củ quả sạch, chuối dac-ca, tiêu sạch, lúa hữu cơ, cây ăn quả, dứa nguyên liệu, nuôi tôm 2 giai đoạn, chăn nuôi gia trại, trang trại tổng hợp… Đặc biệt xây dựng và phát triển thành công 3 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với các sản phẩm chủ lực gồm: Vùng sản xuất cây hồ tiêu; vùng sản xuất cây cao su, và vùng lúa hàng hóa.... Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người tăng lên 46,5 triệu đồng/người/năm, tỉ lệ hộ nghèo đa chiều giảm xuống còn 5,20%.
   
  Các phong trào thi đua xây dựng NTM như: “Chung sức trợ giúp xóa đói giảm nghèo ở 11 thôn bản miền núi”, “Thanh niên chung tay xây dựng NTM”, “Gia đình 5 không 3 sạch”, “Đường hoa yêu thương”, “Tuyến đường tự quản”… đã có sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư qua đó góp phần làm thay đổi diên mạo nông thôn. Ông Nguyễn Văn Túc, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh cho biết thêm: “ Hiện tại xã chúng tôi đã được công nhận xã nông thôn mới, chúng tôi quyết tâm, giữ vững các tiêu chí và vận động toàn dân cùng chung tay tiếp tục ủng hộ và tham gia vào các hoạt động của địa phương để xây dựng quê mình trở thành một miền quê đáng sống”.
     
Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Triệu Phong đã đạt được những kết quả rất quan trọng trên mọi lĩnh vực. Hiện tại, toàn huyện đã có 18/18 xã đạt chuẩn tiêu chí điện nông thôn; tiêu chí nhà ở; tiêu chí thu nhập; tiêu chí quốc gia về y tế; 17/18 xã được UBND huyện công nhận "Xã đạt chuẩn văn hóa Nông thôn mới" và đạt chuẩn tiêu chí giáo dục. Chương trình giảm nghèo luôn được xem là chương trình trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của huyện.
Một nét nổi bật của huyện Triệu Phong trong xây dựng nông thôn mới đó là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân, người dân đã hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường xanh-sạch-đẹp. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ nét. Bà Nguyễn Thị Thảo, Thôn Gia Độ- Triệu Độ- Triệu Phong vui vẻ nói: “ So với ngày chưa có nông thôn mới, hôm nay đổi thay nhiều lắm, nhà cửa khang trang sạch đẹp rồi, mà con đường làng ngỏ xóm đều có điện sáng vào ban đêm nữa...”.
   
  Trên cơ sở những kết quả đạt được trong 10 năm qua, trong giai đoạn 2020- 2025, huyện Triệu Phong tập trung mọi nguồn lực và chỉ đạo quyết liệt những xã còn lại hoàn thành các tiêu chí. Phấn đấu trong giai đoạn tới có 2 đến 3 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, một xã phải có 1 đến 2 thôn đạt nông thôn mới kiểu mẫu. Đặc biệt, đến năm 2023 toàn huyện Triệu Phong sẽ có 18/18 xã đạt chuẩn nông thôn mới và huyện sẽ đạt chuẩn nông thôn mới.
     
 Còn đối với huyện Cam Lộ, mặc dù là một địa phương có địa hình phúc tạp cả đồng bằng lẫn gò đồi trung du, thổ nhưỡng canh tác không được như nhiều địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, bằng sự lãnh chỉ đạo sát thực, sang tạo của Đảng bộ huyện, sự điều hành khoa học, phù hợp của UBND huyện, cùng với sự đoàn kết, đồng lòng chung sức của toàn cán bộ và nhân dân, nên sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, huyện Cam Lộ là một trong những địa phương có 100% số xã  được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM. Tổng nguồn lực huy động xây dựng NTM từ năm 2010 đến nay hơn 3.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 42,6 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 609 hộ, chiếm 4,16%... không có nợ đọng xây dựng cơ bản đối với các công trình thực hiện Bộ tiêu chí huyện, xã NTM.. Đây là một vình dự, là niền tự hào của cán bộ nhân dân huyện Cam Lộ trên con đường kiến thiết và xây dựng quê hương sau 30 năm tỉnh nhà lập lại. Ông Đào Mạnh Hùng, Bí thư Huyện ủy huyện Cam Lộ nhấn mạnh: “ Theo kinh nghiệm cho thấy nếu ở địa phương nào mà có sự vào cuộc đồng bộ cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng chung sức của cánh bộ và nhân dân thì nới đó sẽ thành công, và chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện chúng tôi cũng đã phát huy được thế mạnh như thế. Chúng tôi rất tự hào về địa phương mình khi trở thành huyện đầu tiên của tỉnh về đích nông thôn mới...”.
        
Có thể nói, sau 10 năm xây dựng nông thôn mới, tất cả các xã trên địa bàn tỉnh cơ bản đã có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phù hợp, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với xây dựng đô thị văn minh, xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến nay tăng 2,5 lần so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm còn 12,03%. Đặc biệt, các tầng lớp nhân dân đồng thuận và tích cực hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, trong phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc. Xây dựng xóm làng trở thành những miền quê đáng sống...
 

                                                                                                               Đạo Thiện

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Lịch phát sóng truyền hình

Thăm dò ý kiến

Bạn đã từng xem kênh QRTV trên hạ tầng nào ?
Truyền hình vệ tinh DVB-S2
Truyền hình số mặt đất DVB-T2
Truyền hình cáp DVBC
Truyền hình Internet

Thông tin cần biết

Thời tiết:

17 - 24ºC

Chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông

Thông tin thời tiết các vùng trong tỉnh

Mã NT Mua tiền mặt Mua CK Bán
USD
AUD
HKD